Home > Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi thường gặp

[zilla_toggle title=”1. Chất nổ/Thuốc nổ” state=”closed”] Là một chất hoặc hỗn hợp của nhiều chất, với sự tác động từ bên ngoài, có khả năng giải phóng năng lượng rất nhanh dưới dạng khí và nhiệt. [/zilla_toggle]

[zilla_toggle title=”2. Đạn dược/vũ khí” state=”closed”]Một thiết bị được nạp chất nổ, thuốc phóng, thuốc pháo, hỗn hợp kích hoạt, hoặc hạt nhân, vật liệu sinh học hay hóa học được sử dụng trong các hoạt động quân sự, bao gồm cả hoạt động hủy nổ.
Lưu ý: Trong cách dùng thông thường, thuật ngữ này (thường là số nhiều) có thể chỉ tất cả các loại vũ khí đạn dược và trang thiết bị quân sự.[/zilla_toggle]

[zilla_toggle title=”3. Mìn” state=”closed”] Là một loại vũ khí được thiết kế để đặt dưới, trên hoặc gần mặt đất hay một mặt bằng khác với mục đích phát nổ khi có sự hiện diện, tiếp cận hay va chạm với một người hoặc xe cộ.[/zilla_toggle]

[zilla_toggle title=”4. Mìn sát thương (APM)” state=”closed”] Là một loại mìn được thiết kế với mục đích phát nổ khi có sự hiện diện, tiếp cận hay va chạm với một người, sẽ làm mất khả năng, làm bị thương hoặc giết chết một hay nhiều người.
Lưu ý: Mìn được thiết kế với mục đích phát nổ khi có sự hiện diện, tiếp cận hay va chạm với xe cộ, chứ không phải với con người, được trang bị các thiết bị chống tháo gỡ, không được xem là mìn sát thương do tính chất quá máy móc đó.[/zilla_toggle]

[zilla_toggle title=”5. Vật nổ (EO)” state=”closed”] Tất cả những loại vũ khí đạn dược có chứa chất nổ, các vật liệu hạt nhân hợp hạch hay phân hạch hoặc những chất hóa học hay sinh học. Vật nổ bao gồm bom, đầu đạn; tên lửa đạn đạo có điều khiển; đạn pháo, đạn cối, rocket, và những loại đạn dược vũ khí hạng nhẹ; các loại mìn, ngư lôi và các khối nổ dưới nước, pháo sáng, bom chùm bom rải, vỏ đạn và những thiết bị kích hoạt đẩy; các thiết bị nổ điện tử; các loại thiết bị nổ tự tạo ít được biết đến; và tất cả những vật thể nào tương tự hoặc liên quan hay những hỗn hợp gây nổ trong tự nhiên.[/zilla_toggle]

[zilla_toggle title=”6. Vật nổ chưa nổ (UXO)” state=”closed”]Vật nổ đã được kích nổ, lắp đầu nổ, lên chốt hay bằng một cách thức nào đó chuẩn bị sử dụng hoặc đã được sử dụng. Vật nổ này có thể đã được bắn ra, thả xuống, phóng đi hoặc đẩy đi nhưng vẫn chưa phát nổ hoặc do sự cố hoặc do thiết kế hay bất kỳ lý do nào khác.[/zilla_toggle]

[zilla_toggle title=”7. Vật nổ bỏ lại (AXO)” state=”closed”]Vật nổ đã không được sử dụng trong suốt một cuộc xung đột vũ trang, bị bỏ sót lại hoặc vứt bỏ bởi một bên tham chiến và không còn nằm trong tầm kiểm soát của bên tham chiến đã bỏ sót lại hay vứt bỏ này. Vật nổ bỏ lại có thể đã hoặc chưa kích nổ, lắp đầu nổ, lên chốt hay bằng một cách thức nào đó chuẩn bị sử dụng.[/zilla_toggle]

[zilla_toggle title=”8. Vật nổ sót lại sau chiến tranh (ERW)” state=”closed”]Bao gồm cả Vật nổ chưa nổ (UXO) và Vật nổ bỏ lại (AXO). [/zilla_toggle]

[zilla_toggle title=”9. Xử lý bom mìn vật nổ (EOD)” state=”closed”] Là việc rà tìm, xác định, đánh giá, vô hiệu hóa, đưa về trạng thái an toàn và phá hủy các Vật nổ.
Xử lý bom mìn vật nổ có thể được thực hiện:

  • như là một công việc thường xuyên của các hoạt động rà phá bom mìn, tùy thuộc vào việc phát hiện Vật nổ sót lại sau chiến tranh (ERW);
  • nhằm phá hủy ERW phát hiện bên ngoài khu vực nguy hiểm, (có thể là một vật nổ hoặc một số lượng vật nổ nhưng chỉ nằm trong một khu vực nhất định);
  • hoặc nhằm phá hủy EO đã trở nên nguy hiểm do phân hủy, phá hủy hay do không thành công trong hủy nổ trước đó [/zilla_toggle]

[zilla_toggle title=”10. Đạn chùm/bom con (bom bi)” state=”closed”] Là một loại vũ khí/đạn dược, để thực hiện nhiệm vụ của mình, được tách ra từ một vũ khí mẹ/bom đạn chứa.
Mìn hoặc đạn dược là thành phần của một đơn vị bom chùm (bom mẹ), đạn pháo hoặc được nạp trong tên lửa. [/zilla_toggle]

[zilla_toggle title=”11. Đơn vị bom chùm/bom mẹ (CBU)” state=”closed”] Là một vật chứa có thể rải bằng máy bay bao gồm một bom rải và nhiều bom con/đạn chùm.
Một quả bom chứa và rải bom con/đạn chùm có thể là mìn (sát thương hoặc chống tăng), bom con xuyên (phá đường băng), hay bom bi phân mảnh…[/zilla_toggle]

[zilla_toggle title=”12. Vũ khí chùm/Bom chùm” state=”closed”] Vũ khí chùm/Bom chùm là vũ khí chứa chất nổ được thả từ trên không hay bắn từ mặt đất rồi sau đó phóng ra nhiều bom con/đạn chùm (hay một chùm những quả bom nhỏ). Những loại thông thường nhất thường thiết kế để giết chết đối phương và phá hủy xe cộ. Nhiều loại vũ khí bom đạn chùm khác được thiết kế để phá hủy đường băng, đường dây điện, rải vũ khí hóa sinh hoặc rải cả mìn sát thương. Một số loại bom dạng này không rải vũ khí mang chất nổ mà rải truyền đơn.
Bởi vì bom chùm rải ra rất nhiều quả bom con trên một diện tích rộng lớn nên loại vũ khí này mang đến nhiều nguy hiểm cho thường dân cả trong quá trình xung đột và hậu chiến. Trong quá trình tấn công, loại vũ khí này thường ảnh hưởng không phân biệt thường dân, đặc biệt vùng đông dân cư. Sau khi xung đột kết thúc, bom con chưa nổ sót lại có thể gây thương vong cho thương dân một thời gian gian. Việc xác định và di dời bom con/đạn chùm chưa nổ sót lại rất tốn kém.
Vũ khí chùm/Bom chùm bị cấm ở những quốc gia phê chuẩn Công ước về Bom chùm, soạn thảo ở Dublin, Ireland tháng 05 năm 2008 và được 94 quốc gia ký vào 2 này 3-4 tháng 12 năm 2008 ở Oslo, Na Uy. Cho đến 15 tháng 07 năm 2009, đã có 98 quốc gia ký vào Công ước và 14 quốc gia đã phê chuẩn. Những điều khoản chung của luật nhân đạo quốc tế nhằm bảo vệ thường dân áp dụng đối với bom chùm cũng như đã áp dụng với tất cả các loại vũ khí.
[/zilla_toggle]

[zilla_toggle title=”13. Hành động bom mìn (Hành động bom mìn nhân đạo)” state=”closed”] Những hoạt động nhằm mục đích giảm thiểu ảnh hưởng về kinh tế xã hội và môi trường của mìn và các loại vật nố sót lại sau chiến tranh. [/zilla_toggle]

Loading