Home > Tin tức > Vượt qua bóng tối và tìm thấy tình yêu: Câu chuyện đầy cảm hứng của một người khiếm thị vì tai nạn bom mìn
Chị Gái và anh Thành đang đóng gói thành phẩm hương thắp (nhang) mang thương hiệu Thành Gái được sản xuất tại gia đình của anh chị ở phường An Đôn, thị xã Quảng Trị.

Hành trình đáng chú ý của anh Lê Quang Thành và chị Hồ Thị Gái bắt đầu từ những năm đầu thập niên 1980 ở nhà thờ Trì Bưu, nơi hai người gặp nhau trong một lớp học giáo lý. Bi kịch đổ xuống đầu cậu bé Thành năm 1984. Trong khi đang phụ giúp bố cày ruộng gần ngã ba Long Hưng, Thành gặp tai nạn bom mìn. Quả đạn phát nổ, cướp đi đôi mắt của cậu bé 11 tuổi.

Anh Thành làm hương với chiếc máy làm hương đạp chân trong xưởng làm việc tại gia của mình.

12 năm trôi qua, hai người không rõ tin tức của nhau. Rồi thì vào năm 1996, họ gặp lại nhau lần đầu tiên sau khi Thành nghỉ học vì tai nạn bom mìn. Ngày hôm đó, Gái đang cấy lúa thuê gần nhà Thành. Mặc dù bị mù, Thành ngay lập tức nhận ra cô bạn học cũ khi người ta nhắc tên cô bạn Gái đến từ An Đôn. Vượt qua nhiều định kiến xã hội, trong suốt hai năm sau đó, mỗi lần có thời giản rảnh, anh Thành đi bộ dọc theo con đường đất sát bờ sông Thạch Hãn từ nhà mình ở thị xã Quảng Trị để thăm chị Gái ở thôn An Đôn. Tình yêu của hai người ngày càng thêm sâu sắc, và họ cưới nhau năm 1998.

Hai năm sau ngày cưới, gia đình anh Thành chị Gái chào đón cô con gái đầu lòng. Đứa con thứ hai của họ, một bé trai, sinh năm 2008. Anh Thành là một trong những thành viên đầu tiên của Hội Người mù thị xã Quảng Trị. Hội thành lập với sứ mệnh giúp đào tạo nghề cho người khiếm thị trên địa bàn thị xã, đa số bị ảnh hưởng của bom mìn, vật nổ, kiếm thu nhập thông qua sản xuất các sản phẩm từ tre như tăm, chổi đót, và hương thắp.

Với sự hỗ trợ của RENEW thông qua nguồn tài trợ của Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam, anh Thành và chị Gái bắt đầu làm hương tại nhà với thương hiệu ‘Cơ sở sản xuất nhang Thành Gái’. Nỗ lực này, được tiếp năng lượng bởi lòng kiên trì của hai vợ chồng, đem lại cho họ thu nhập hơn 4 triệu đồng mỗi tháng, đủ cho việc trang trải phí sinh hoạt của gia đình. Mỗi ngày, anh Thành làm hương bằng máy đạp chân bên trong xưởng làm việc tại gia của mình. Chị Gái giúp phơi hương và đóng gói sản phẩm.

Ở Giáo xứ An Đôn, hai người là một nguồn cảm hứng cho cộng đồng ở đây. Họ đi lễ nhà thờ mỗi sáng Chủ Nhật và dành thời gian còn lại cùng nhau làm hương để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Nếu bạn đến An Đôn, hãy tìm mua hương được sản xuất một cách tinh tế tại nhà của anh chị, gần bên cạnh Nhà thờ Giáo xứ An Đôn, phường An Đôn, thị xã Quảng Trị.

Loading