Một quả bom chùm, hay còn gọi là bom bi, loại BLU-26 được tìm thấy ở tỉnh Quảng Trị.
Bài viết gốc tiếng Anh được Trung tâm Bình ổn và Phục hồi Quốc tế, Đại học James Madison, Hoa Kỳ đăng trên tạp chí Journal of Conventional Weapon Destruction, số 23.3. tháng 1-2020. Ngô Xuân Hiền dịch.
Giải phóng đất có hiệu quả và hiệu lực là một ưu tiên toàn cầu cốt lõi đối với Nhóm Tư vấn Bom mìn (MAG), Tổ chức Viện trợ Nhân dân Na Uy (NPA), và tổ chức HALO Trust (HALO), bởi vì việc đầu tư nguồn lực và chuyên môn quan trọng và đang diễn ra tiếp tục cải thiện các quy trình và cách tiếp cận. Khảo sát Bom đạn chùm: Thực tiễn tốt nhất ở Đông Nam Á là kết quả của nhiều năm hợp tác chặt chẽ giữa MAG, NPA và HALO trong khảo sát và rà phá bom đạn chùm ở Campuchia, Lào và Việt Nam. Trước Hội nghị lần thứ 9 các Quốc gia thành viên (9MSP) Công ước Bom chùm, tổ chức ở Geneva tháng 9-2019, các thành viên chương trình và hoạt động của ba tổ chức gặp gỡ thảo luận các bài học chính rút ra từ 12 năm khảo sát bom chùm ở Đông Nam Á. Các bài học được xác định và thực tiễn tốt nhất được đồng thuận được tóm tắt trong một ấn phẩm chung trinh bày tại một phiên họp bên lề trong thời gian 9MSP ở Geneva có sự tham gia của các đại biểu chính phủ, các tổ chức LHQ và hành động bom mìn quốc tế, và xã hội dân sự. Ấn phẩm và hội nghị bên lề được Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm tài trợ.
BỐI CẢNH TẠI ĐÔNG NAM Á
Tại ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam (sau đây đề cập là ĐNA), có mức độ ô nhiễm bom đạn chùm nặng nề, kéo dài. Sự ô nhiễm này có một số đặc điểm xác định thể hiện một bối cảnh cụ thể để cho các tổ chức giải quyết. Tàn dư bom đạn chùm được tìm thấy ở ĐNA điển hình là loại bom BLU khoảng 40 và 65 năm, với một tỉ lệ không phát nổ lên đến 30%. Kết hợp với mật độ ném bom, tỉ lệ không phát nổ cao này đã dẫn đến mức độ ô nhiễm dày đặc ở cấp độ bề mặt các loại bom đạn chùm lâu năm. Sự hiện diện của bom đan chùm trong nhiều thập niên cũng dẫn đến số lượng lớn dữ liệu lịch sử được cung cấp để hỗ trợ nỗ lưc rà phá, bao gồm dữ liệu tai nạn, thông tin về nhiệm vụ trước đây và dữ liệu ném bom.
Bối cảnh này đòi hỏi có một cách tiếp cận khảo sát dựa trên bằng chứng thông qua đánh giá toàn diện để xem xét tất cả dữ liệu lịch sử có sẵn, một Khảo sát Phi kỹ thuật kỹ lưỡng để bảo đảm tất cả bằng chứng được xác định, và một Khảo sát Kỹ thuật chỉ nhắm vào nơi bằng chứng thực tế được xác định, không phải do lo sợ hay nghi ngờ. Kết hợp lại, các bước này được gọi là Khảo sát Bom đạn chùm (CMRS).
PHÁT TRIỂN CMRS Ở ĐÔNG NAM Á
Dựa trên kinh nghiệm hoạt động, và niềm tin được chia sẻ rằng một cách tiếp cận được quản lý tốt, điều chỉnh theo thực tế địa phương nên được sử dụng để nhắm đến khảo sát và rà phá bom đạn chùm, MAG, NPA và HALO đã làm việc chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển CMRS.
Hoạt động khảo sát bom đạn chùm đầu tiên được NPA triển khai ở Đông Nam Á vào năm 2008. Phần lớn suy nghĩ mà tạo ra thiết kế các khảo sát trước đây là dựa vào việc giải quyết ô nhiễm mìn sát thương; tuy nhiên, các bài học đã có thể được rút ra từ khảo sát và rà phá bom đạn chùm ở Li-băng năm 2006, Nam Sudan năm 2005, và trước đó nữa ở Kosovo trong những năm 1990. Các đánh giá nguy cơ nhanh chóng xác định rằng bản chất của mối đe dọa khác biệt nhiều so với mìn sát thương, đáng chú ý trong đó các đội có thể đi lại tự do trên mặt đất tại nơi nghi ngờ ô nhiễm bom đạn chùm. Vì thế, các đội Xử lý vật liệu nổ (EOD) của NPA ở Việt Nam thực hiện Khảo sát Kỹ thuật ngẫu nhiên theo hướng bất kỳ từ một quả bom chùm được xác định vào đầu năm 2008, song song với việc này, chương trình tại Lào của NPA sử dụng các đội Rà phá Hiện trường Giao tranh (BAC) để triển khai rà ngẫu nhiên tương tự sử dụng bom đạn chùm làm một điểm bắt đầu. Việc này dẫn đến một kiểu rà tìm không có hệ thống và chậm chạp mà không cung cấp được độ chính xác cần cho việc giải phóng đất có hiệu quả. Khảo sát Kỹ thuật ngẫu nhiên không nắm bắt đủ mọi bằng chứng sẵn có và không thể đưa ra ước tính phạm vi ô nhiễm một cách đáng tin cậy. Việc rà phá vẫn còn dựa trên phản hồi, cái mà dẫn đến thiếu hiệu quả trong sử dụng nguồn lực vì các đội đi đến lại các làng bản nhiều lần. Nhu cầu cần có một khảo sát dựa trên bằng chứng, có hệ thống là đã rõ, và CMRS được phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn trong nhiều năm. Các phiên bản trước đây dùng các bài học rút ra để tăng dần độ chính xác của phương pháp. Tiến bộ đạt được qua các giai đoạn được mô tả chi tiết trong một nghiên cứu của Trung tâm Quốc tế Geneva về Rà phá bom mìn nhân đạo (GICHD), Nghiên cứu Giải phóng Đất ở tỉnh Quảng Trị.
Các thay đổi trong bối cảnh quốc gia và môi trường hoạt động có nghĩa là việc xác định một phương pháp CMRS phổ biến là không khả thi. Tuy nhiên, bằng cách nhận biết những gì cấu thành thực tiễn tốt nhất, các tổ chức và các bên liên quan có thể làm việc để bảo đảm rằng, tại nơi được thực hiện, CMRS tuân thủ một bộ tiêu chuẩn và nguyên tắc cơ bản được thống nhất. Thực tiễn tốt nhất này được tóm tắt trong phần sau đây.
TỔNG QUAN THỰC TIỄN TỐT NHẤT TRONG CMRS
CMRS được định nghĩa là áp dụng tất cả nỗ lực phù hợp thông qua các quy trình Khảo sát Phi kỹ thuật và Khảo sát Kỹ thuật, để xác định và thiết lập một Khu vực Khẳng định Nguy hiểm (CHA) từ ô nhiễm bom đạn chùm. Đầu ra chủ yếu của CMRS là ranh giới một CHA được xác định dựa trên bằng chứng trực tiếp của ô nhiễm bom đạn chùm, cái mà sẽ được dùng để hỗ trợ lập lên kế hoạch và ưu tiên các hoạt động rà phá hiện trường trong tương lai.
Khảo sát Phi kỹ thuật là việc áp dụng các nỗ lực hợp lý được sử dụng để thu thập thông tin nhằm xác định bằng chứng trực tiếp của ô nhiễm. Khảo sát Phi kỹ thuật, một phần của CMRS, nên luôn bao gồm việc đánh giá toàn diện tất cả dữ liệu có sẵn bao gồm dữ liệu ném bom, hoạt động trước đây, và dữ liệu tai nạn cũng như các thông tin liên quan khác (gồm kế hoạch phát triển và dữ liệu từ các tổ chức quân đội và thương mại) trước khi triển khai trên thực địa. Dữ liệu ném bom từ Không quân Hoa Kỳ (USAF) không nên được dùng làm bằng chứng trực tiếp do thiếu độ chính xác và phương pháp lưu giữ dữ liệu này; tuy nhiên, dữ liệu ném bom USAF có thể được dùng để thông tin cho các tổ chức về chủng loại và số lượng bom đạn chùm mà có thể hiện diện trong khu vực. Khảo sát Phi kỹ thuật nên diễn ra trong suốt quá trình khảo sát, cho phép các đội nhanh chóng thay đổi hoạt động tùy theo tình hình và thông tin họ đang điều tra. Khảo sát Phi kỹ thuật cũng có thể được triển khai cùng với Khảo sát Kỹ thuật trong một thời gian dài hơn, cho phép các đội tiếp tục đánh giá kết quả. Dữ liệu kinh tế xã hội và tác động được thu thập trong suốt quá trình CMRS và được khẳng định trong đánh giá cuối giai đoạn khảo sát cung cấp dữ liệu cần thiết để giúp ưu tiên CHA trong rà phá.
Để bảo đảm rằng thông tin đúng, cập nhật được thực hiện theo một quy trình liên tục, nên bắt đầu Khảo sát Kỹ thuật càng sớm càng tốt theo sau việc hoàn thành Khảo sát Phi kỹ thuật và nên được đưa vào sử dụng một hệ thống các ô dựa trên một lưới bản đồ 1km x 1km. Ô rà Khảo sát Kỹ thuật tiêu chuẩn là 50 m x 50 m với tổng diện tích 2.500 m2, và mỗi ô rà có một số nhận dạng duy nhất. Kiểu rà trong mỗi ô có thể khác nhau, phụ thuộc vào độ bao phủ thực vật, địa hình, máy rà được sử dụng, và chất khoáng của đất; tuy nhiên, nó cần có hệ thống trong cách tiếp cận và được thực hiện để bảo đảm tối thiểu 50% ô được rà. Khi hoàn thành rà, ô được đánh dấu bằng màu, dựa trên các màu ở Hình 1, để đánh dấu sự hiện diện của bom đạn chùm. Nếu phát hiện bom đạn chùm, việc rà trên ô đó sẽ dừng lại, và ô đó sẽ được đánh dấu bằng màu đỏ trên bản đồ. Đội sau đó sẽ di chuyển tiếp sang ô chỉ định mới.
Tại các khu vực ô nhiễm dày đặc, việc “nhảy” ô có thể áp dụng. Ở một số vùng ở ĐNA, các điểm ném bom chùm dày đặc đến nỗi các dấu vết vụ không kích trùng lên nhau, tạo nên các CHA mà có diện tích hàng triệu m2 đất. Điều này dẫn đến một số lượng lớn các ô đỏ, đặc biệt hướng đến trung tâm của một CHA. Vì thế, có thể nhảy từ 1 ô hoặc nhiều hơn để ranh giới của CHA được xác định mà ít tốn sức khảo sát bên trong dấu vết vụ không kích. Đây là một lợi thế quan trọng đối với phương pháp CMRS cái mà giảm thiểu đáng kể thời gian và nỗ lực dành cho khảo sát bên trong các khu vực ô nhiễm, nơi yêu cầu rà phá và các ước tính chính xác hơn cho khối lượng rà phá được yêu cầu.
CMRS nên được triển khai bởi các đội đa nhiệm hoặc được đào tạo cụ thể, với công cụ và kinh nghiệm thích hợp. Các đội có trách nhiệm đối với tất cả hoạt động liên quan đến nhiệm vụ rà phá, bao gồm đánh giá dữ liệu, liên lạc cộng đồng, khảo sát phi kỹ thuật và khảo sát kỹ thuật, xử lý vật liệu nổ, và đánh giá tác động. Sự tự tin và kinh nghiệm của đội hoạt động là quan trọng đối với việc thực hiện CMRS. Một đội trưởng phải có tập huấn và nguồn lực sẵn có để đưa các quyết định tự tin và khuyến nghị ở mỗi bước.
Một yếu tố chính của CMRS là áp dụng tất cả nỗ lực thích hợp cho việc thu thập thông tin về sự hiện diện và tác động của bom đạn chùm từ những người dân được phỏng vấn trong các thôn bản. Các đội nên dành đủ thờ gian trong một thôn để hỗ trợ sự xây dựng lòng tin và mối quan hệ mạnh hơn giữa đội và thành viên cộng đồng. Điều này khuyến khích chia sẻ cởi mở thông tin về địa điểm và tác động của bom đạn chùm. Các đội cũng nên có thể thực hiện hủy nổ, để khuyến khích chia sẻ thông tin chủ động hơn từ thành viên cộng đồng bị ảnh hưởng, những người sẽ thấy thông tin của họ trực tiếp tạo ra hoạt động.
Cuối cùng, khảo sát và rà phá bom đạn chùm nên dựa vào tiếp tục đánh giá mối đe dọa, các quy trình ra quyết định dựa trên bằng chứng, bảo đảm chất lượng thông qua thẩm tra việc ra quyết định, và sự điều phối chặt chẽ với tất cả các bên liên quan. CMRS được cho là hoàn thành khi một báo cáo kết thúc khảo sát được cơ quan hành động bom mìn quốc gia chấp nhận.
RÀ PHÁ BOM ĐẠN CHÙM
Ranh giới CHA dựa trên bằng chứng trực tiếp sẽ rốt cuộc dẫn đến một quy trình rà phá hiệu quả hơn, được ưu tiên tốt hơn. Rà phá vẫn là phương tiện tốt nhất bảo đảm việc kiểm soát chất lượng của quy trình CMRS và độ chính xác của đa giác CHA được tạo ra. Sau khi phân tích kết quả các hoạt động rà phá, các quy trình CMRS có thể được điều chỉnh nếu kết quả không đưa ra thông tin chính xác hoặc đầy đủ cho đội rà phá. Vòng phản hồi giữa rà phá và CMRS là quan trọng cho việc tránh ước tính thấp hoặc ước tính quá kích thước của CHA, và thẩm tra đọ chính xác và chất lượng kết quả khảo sát. Để cho vòng phản hồi này có hiệu quả, rà phá nên được triển khai càng sớm càng tốt sau CMRS.
Quan hệ hợp tác hoạt động chặt chẽ giữa NPA và MAG ở tỉnh Quảng Trị, Việt Nam là một ví dụ tuyệt vời của thực tiễn tốt nhất này. Tại Quảng Trị, các đội khảo sát NPA tạo ra CHA để các đội BAC của MAG rà phá. MAG và NPA thường xuyên chia sẻ dữ liệu hoạt động và cùng nhau phân tích để xác định những chỗ cần cải thiện trong phương pháp này. Thông qua mối quan hệ đối tác này, các tổ chức có thể khẳng định rằng ranh giới của CHA được tạo lập trong quá trình CMRS là chính xác và có thể được dùng để đưa ra kế hoạch và ưu tiên nguồn lực rà phá.
TIẾP THEO LÀ GÌ?
Ba tổ chức phi chính phủ đang tìm kiếm để phát triển hơn nữa phương pháp CMRS thông qua thử nghiệm các thay đổi trong khi thực hiện. Các ví dụ thử nghiệm đang diễn ra bao gồm nghiên cứu kích cỡ đội tối ưu, sử dụng các công cụ rà tìm cơ giới và động vật mới, cải thiện quy trình báo cáo kỹ thuật số, và lập bản đồ các điểm bằng chứng để tạo ra một ranh giới CHA ban đầu.
Tiếp tục sự hợp tác, thảo luận và chia sẻ bài học rút ra là quan trọng để hỗ trợ việc tuân thủ có hiệu quả và thích hợp hơn với các quy định của Công ước Bom chùm và tạo ra sự an toàn và phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bom đạn chùm ở Campuchia, Lào và Việt Nam. MAG, NPA và HALO sẽ tiếp tục mối quan hệ hợp tác của họ tại ĐNA và sẽ tìm kiếm để cập nhật tài liệu các thực tiễn CMRS tốt nhất để phản ánh các cải tiến cho tính hiệu quả hoạt động.
Sự tham gia của các bên liên quan ngoài mối quan hệ đối tác MAG-NPA-HALO là cực kỳ quan trọng đối với việc áp dụng và cải thiện CMRS. Gắn kết các chính quyền tỉnh và quốc gia, các tổ chức rà phá và khảo sát khác, và cộng động tài trợ để thảo luận cách thực hiện tốt nhất khảo sát và rà phá bom đạn chùm trong khu vực là quan trọng để thúc đẩy việc thực hiện mạnh mẽ, thúc đẩy tính sở hữu quốc gia, và bảo đảm tiếp tục hoàn thiện các phương pháp. Việc này gần đây nhất được tạo thuận lợi bởi Chính phủ Hoa Kỳ, mà đã đưa 71 đại biểu từ ĐNA và xa hơn nữa tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam, tại Hội thảo Khu vực lần thứ hai về Khảo sát Bom đạn chùm. Tại hội thảo này, trọng tâm là lập tài liệu các thực tiễn tốt nhất về CMRS ở ĐNA cũng như xây dựng kế hoạch hành động cụ thể cho mỗi một quốc gia. Hội thảo này là tiếp theo hội thảo đầu tiên, được tổ chức vào tháng 6-2017, cũng do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Hơn nữa, hỗ trợ của nhà tài trợ từ Hoa Kỳ và Na Uy đóng vai trò cốt yếu cho nỗ lực của NPA để có thể phát triển CMRS.
Phương pháp CMRS rút ra từ Tiêu chuẩn Hành động Bom mìn Quốc tế (IMAS) và các nguyên tắc hành động bom mìn được quốc tế đồng thuận cho phép việc áp dụng có hiệu quả nhất giải phóng đất trong bối cảnh bom đạn chùm. Tuy nhiên, CMRS hiện nay không được bao gồm trong IMAS như là một tiệu chuẩn cụ thể hoặc Ghi chép Kỹ thuật và thay vì thế được nêu trong các nguyên tắc chung của IMAS và trong nhiều tiêu chuẩn. Điều này trước hết là do sự phát triển của IMAS đang dựa trên bối cảnh ô nhiễm mìn sát thương, và bản chất khác biệt quan trọng của mối đe dọa đang được giải quyết ở ĐNA. Tất cả các tô chức hoạt động làm việc với chính quyền quốc gia để bảo đảm Tiêu chuẩn Hành động Bom mìn Quốc gia (NMAS) tại ĐNA tuân thủ IMAS càng chặt chẽ càng tốt, và khuyến khích NMAS nêu ra và xác định các yêu cầu cốt yếu mà cụ thể đối với CMRS. Đồng thời, MAG, NPA, và HALO tin tưởng rằng có phạm vi cho IMAS để được điều chỉnh để đưa ra các tiêu chuẩn mạnh mẽ hơn để thực hiện CMRS ở ĐNA và như thế, một Ghi chép Kỹ thuật cho hành động bom mìn đang được dự thảo để đề nghị các điều chỉnh đối với IMAS hiện nay, và sẽ được trình lên Ban Đánh giá IMAS với quan điểm áp dụng chính thức.
Cuối cùng, điều quan trọng để cân nhắc phương pháp CMRS trong các bối cảnh khác nhau và mới nổi. Có dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy rằng phương pháp CMRS có thể được áp dụng ở các nơi khác mà có ô nhiễm bom đạn chùm nặng nề, bao gồm miền nam Iraq và miền nam Li-băng. Các khu vực có ô nhiễm bom đạn chùm dày đặc ở cấp độ bề mặt có thể sẽ cần đến một phản hồi khảo sát dựa trên bằng chứng, có hệ thống dựa trên xác định ranh giới CHA thay vì các vật liệu nổ riêng lẻ để tạo cơ sở cho việc triển khai rà phá. Bằng cách chia sẻ những thành công và thách thức trong việc thực hiện và thảo luận về bài học kinh nghiệm, quy trình CMRS đã và sẽ tiếp tục được cải thiện để cung cấp kết quả chính xác hơn và tạo cơ sở cho các hoạt động rà phá hiệu quả và hiệu quả hơn.
Kimberley McCosker, Jan Erik Støa, and Katherine Harrison