Home > Tin tức > Chân Tay Giả Đem Lại Niềm Tin Cho Người Khuyết Tật

Bồ Bản, Quảng Trị (20-08-2012)

Dọc hành lang Trung tâm Y tế Bồ Bản, huyện Triệu Phong, chị Phan Thị Hường đang tươi cười tập bước đi với dụng cụ chỉnh hình mới. Bị bại liêt từ lúc hơn một tuổi, Hường phải đi lại bằng một chân và phụ thuộc đôi nạng gỗ từ đó đến nay. Sáng nay, chị và 26 người khuyết tật khác quay trở lại Trung tâm Y tế để nhận chân tay giả do Chương trình phục hồi chức năng lưu động RENEW cấp phát.

[clear]

new brace

It takes a little time to get used to a new prosthetic brace.

Kiếm sống bằng nghề thợ may nên Hường không cần phải đi lại nhiều. Tuy nhiên, thu nhập hàng tháng từ việc may vá chỉ vừa đủ những như cầu thiết yếu trong gia đình vì người phụ nữ 45 tuổi này còn phải nuôi hai đứa con trai, cả hai đang tuổi học. Chị chẳng bao giờ dám mơ đến một chiếc chân giả. Hôm nay giấc mơ đã thành sự thật khi chị nhận được chiếc nẹp chỉnh hình vừa vặn, dành riêng cho mình.

Ông Võ Muồng, 59 tuổi, được kỹ thuật viên hướng dẫn cách sử dụng hai chiếc chân giả vừa được cấp. Ông bị cụt hai chân trên đường về nhà từ miền Nam khi chiếc xe chở bác đụng phải một quả mình. Mười năm trước, bác cũng được cấp một chiếc chân giả nhưng nó đã hư hỏng dần và ngay mỏm cụt của bác cũng thay đổi thường xuyên làm cho chiếc chân giả cũ không còn sử dụng được nữa. “Tôi chưa quen dùng đôi chân giả này nên còn hơi loạng choạng nhưng chắc tôi cũng sẽ quen dần thôi. Giờ tôi phải về nhà để thực hành ngay,” bác cho biết.

Đây là lần thứ ba đội phục hồi chức năng lưu động trở lại khu vực này để cấp phát thiết bị chỉnh hình hoàn thiện cho đối tượng hưởng lợi. Quy trình phục hồi chức năng lưu động có 3 giai đoạn gồm: đo khám và bó bột; sản xuất và thử thiết bị; và cuối cùng là chỉnh sửa và cấp phát. Một quy trình như vậy thường mất khoảng 1 tháng cho một nhóm đối tượng.
“Điều quan trọng là phải cho người khuyết tật được thử các thiết bị chỉnh hình này trước, sau đó chúng tôi chỉnh sửa trước khi giao cho họ sử dụng,” Nguyễn Đức Lộc, đội trưởng đội phục hồi chức năng lưu động cho biết. “Vì vậy, giai đoạn thứ hai là giai đoạn quan trọng nhất,” anh nói thêm.

Chị Hường, bác Muồng và nhiều người khuyết tật từ nhiều xã thuộc huyện Triệu Phong là những người hưởng lợi mới của chương trình chỉnh hình và phục hồi chức năng lưu động của Dự án RENEW. Khởi động năm 2008 với nguồn tài trợ ban đầu từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và nay là Bộ Ngoại giao Na Uy (thông qua mối quan hệ hợp tác cùng Trung tâm hỗ trợ nạn nhân bom mìn Tromsoe), chương trình phục hồi chức năng lưu động cung cấp dịch vụ phục hồ chức năng cho những người khuyết tật ở nông thông, chủ yếu thuộc khu vực miền núi chưa được tiếp cận với dịch vụ này. Bác sĩ và kỹ thuật viên của chương trình mang theo máy móc, thiết bị đi đến vùng sâu vùng xa để kiểm tra, thăm khám tại chỗ, sửa chữa và điều chỉnh thiết bị chỉnh hình, và đảm bảo rằng người khuyết tật và các trẻ em, người lớn gặp khó khăn khi đi lại có thể sử dụng các thiết bị chân tay giả này thật thoải mái và thuận tiện.

“Hầu hết những người khuyết tật đều sống trong điều kiện khó khăn, vì vậy họ rất vui những khi đội của chúng tôi đến nơi họ sống thăm khám và cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng giúp cho họ đi có thể đi lại được,” anh Lộc, cho biết . “Đây là một chương trình nhân đạo tập trung vào những người khuyết tật nghèo và chưa hòa nhập được với cộng đồng. Chương trình này nên được tiếp tục triển khai và mở rộng để phục vụ thêm nhiều bệnh nhân ở nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa,” anh cho biết thêm.

customised limbs

Đến nay, 800 người khuyết tật, trong đó có cả những nạn nhân bom mìn tại Quảng Trị, đã được thăm khám và cung cấp các thiết bị hỗ trợ. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Trị vẫn còn 37.000 người khuyết tật, chủ yếu là nạn nhân của chất độc da cam và tai nạn bom mìn, đang thực sự cần đến dịch vụ này.

Dự án RENEW cảm ơn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Na Uy và Trung tâm Nguồn lực nạn nhân bom mìn Tromsoe đã hỗ trợ tài chỉnh và kỹ thuật cho chương trình này.

Loading