Home > Tin tức > Các vận động viên khuyết tật Quảng Trị giao lưu với Sứ giả Thể thao đến từ Hoa Kỳ
Các Sứ giả Thể thao và Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam chụp ảnh chung với các vận động viên khuyết tật sau buổi toạ đàm. Ảnh: Abi Trần. 

Đông Hà, Quảng Trị (13-11-2023) — Hôm thứ Bảy vừa qua, 25 vận động viên khuyết tật đến từ các huyện Đakrông, Cam Lộ, Đông Hà, Triệu Phong, Vĩnh Linh đã tham gia buổi Toạ đàm về “Thể thao – Cầu nối Hoà nhập Cộng đồng” cho người khuyết tật với hai Sứ giả Thể thao đến từ Hoa Kỳ.

Sự kiện thú vị tại Trung tâm trưng bày hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn là kết quả của sự sự phối hợp giữa Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, Hiệp hội Paralympic Việt Nam, Dự án RENEW và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Trị. 

Tùy viên Văn hóa Sứ quán Mỹ Kate Bartlett giới thiệu hai Sứ giả Thể thao đến từ Hoa Kỳ trước khi buổi nói chuyện bắt đầu. Ảnh: Abi Trần.

Tuỳ viên Văn hoá Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam Kate Bartlett, trưởng đoàn, nói rằng Chính phủ Mỹ  trong hơn hai thập niên qua đã đầu tư khoảng 155 triệu USD để cải thiện cuộc sống cho hơn 1 triệu người người khuyết tật tại Việt Nam. “Gần đây, Đại sứ quán Mỹ gần đây tập trung nhiều vào lĩnh vực thể thao và thúc đẩy hoà nhập như là một cầu nối để người khuyết tật hoà nhập hoàn toàn vào xã hội,” Tuỳ viên Bartlett nói. “Chúng tôi hỗ trợ thúc đẩy hoà nhập xã hội, khả năng tiếp cận, và hợp tác với chính phủ Việt Nam để thúc đẩy thay đổi chính sách cho người khuyết tật.”

Trong buổi toạ đàm, hai Sứ giả Thể thao Hoa Kỳ Rudy Garcia-Tolson và Julia Harbough đã chia sẻ với các vận động viên khuyết tật tỉnh Quảng Trị về kinh nghiệm vượt qua thử thách của chính họ cũng như tầm quan trọng của việc thúc đẩy hòa nhập xã hội thông qua thể thao và hỗ trợ tâm lý cho vận động viên khuyết tật khi tham gia các sự kiện thể thao.

Vận đông viên khuyết tật Trần Hoàn đến từ Đông Hà biểu diễn khả năng di chuyển bằng tay trong khi phái đoàn Mỹ và các vận động viên khác vỗ tay khen ngợi. Ảnh: Abi Trần.

Vận động viên bơi lội, chạy bộ và ba môn phối hợp Paralympic đến từ California Rudy Garcia-Tolson sinh ra với dị tật hiếm gặp. Sau 5 năm phụ thuộc vào chiếc xe lăn, trải qua 15 ca phẫu thuật, Tolson quyết định mình thà làm người cụt hai chân và dùng chân giả để đi lại. Tolson bắt đầu bơi lúc lên 6 tuổi. Anh giành huy chương vàng ở nội dung 200 m hỗn hợp cá nhân và phá kỷ lục thế giới tại Thế vận hội Paralympic năm 2004.  Năm 20 tuổi, Tolson tiếp tục giành huy chương vàng ở Thế vận hội Paralympic Bắc Kinh 2008 và huy chương bạc ở Thế vận hội tiếp theo ở London năm 2012.

Tolson có đôi chân giả đầu tiên của mình khi còn rất nhỏ. Một trong những trở ngại lớn nhất khi anh ấy bắt đầu chơi thể thao là mọi người xung quanh không nghĩ rằng anh có thể làm được những điều mà người khác không khuyết tật đang làm. 

Mặc dù người ta hay gọi anh là cậu bé không có chân, Tolson luôn cố gắng theo kịp người khác. “Đó là một trong nhiều cách cho tôi lấy động lực cho mình để chứng minh họ đã sai,” Tolson nói. “Chúng ta sinh ra với khuyết tật bẩm sinh hoặc chịu khuyết tật sau này nên chúng ta biết cảm giác là gì khi người khác nói chúng ta không thể làm được một số điều vì mọi người trêu chọc mình. Tôi nghĩ chúng ta có có cùng một điểm chung là vượt qua khuyết tật của bản thân và sống một cuộc sống trọn vẹn.” 

Vận động viên khuyết tật Lê Thị Hoài Phương, một nạn nhân bom mìn ở huyện Vĩnh Linh, tặng huy chương của mình cho huấn luyện viên Rudy Garcia-Tolson. Ảnh: Abi Trần.

Bắt đầu chơi thể thao sau 10 năm bị mất chân trái trong một tai nạn bom mìn vào năm 1993, Lê Thị Hoài Phương, 47 tuổi, đến từ Vĩnh Linh bày tỏ sự thán phục và ngưỡng mộ Rudy Garcia Tolson. “Tôi đồng ý với huấn luyện viên Tolson là chơi thể thao làm cho người khuyết tật vượt qua cảm giác tự ti,” Phương nói. “Điều quan trọng là thể thao đem lại sức khoẻ cho chúng tôi và giúp chúng tôi hoà nhập đầy đủ vào cộng đồng.”

Theo ông Lê Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao tỉnh Quảng Trị, huấn luyện viên thể thao người khuyết tật, Quảng Trị trong những năm qua luôn ở trong  Top 5 tỉnh thành hàng đầu của Việt Nam khi tham gia các giải Paralymic quốc gia và khu vực. 

Julia Harbaugh, huấn luyện viên bơi lội lâu năm và nhà vận động cho cộng đồng yếu thế trong lĩnh vực thể thao và công nghệ từ California cho rằng điều quan trọng là không nên tách biệt vận động viên khuyết tật và vận động viên không khuyết tật bởi vì chúng ta có thể học được rất nhiều điều lẫn nhau. Harbaugh thường làm việc với các vận động viên mà hoàn thành các cuộc đua marathon nhanh hơn cô, vì thế cô học cách trở thành một người chạy tốt hơn bên cạnh họ. 

“Không những điều này giúp tôi trở thành một người đem lại sự thay đổi cho cộng đồng mình để giúp thế hệ tiếp theo, đặc biệt là một người làm việc trong lĩnh vực công nghệ như tôi,” Harbaugh nói. “Điều đó còn giúp chúng tôi nhận thêm nguồn tài tợ từ các nhà hảo tâm để gây thêm nhiều quỹ cho cộng đồng của mình.”

Loading