Home > Tin tức > Bị thương nặng do thu nhặt phế liệu chiến tranh tại Quảng Trị

 Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị (03-08-2009)

Vào lúc 12:40 ngày 01/8/2009, Bệnh viên Đa khoa tỉnh Quảng Trị tiếp nhận một ca bị thương nặng từ một vụ nổ bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Nạn nhân tên Phạm Quý Tuấn, 42 tuổi, là cha của hai đứa con sinh sống ở xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

[clear]

Anh Tuấn bị thương nặng trong khi đang cố tháo một quả đạn một quả đạn để bán phế liệu (được cho là đạn cối 60mm) ở sau vườn nhà. Nghe tiếng nổ, hàng xóm ngay lập tức chạy đến và thấy anh Tuấn nằm bất tỉnh, hai bàn tay bị xé nát, toàn thân bị cháy xém, thậm chí vùng hạ thể cũng bị chấn thương. Thuốc nổ và các mảnh đạn vương vãi khắp nơi.

scrap_metal_collector

Anh Tuấn ngay lập tức được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện huyện Hải Lăng, sau đó anh được chuyển đến bệnh viện tỉnh Quảng Trị. Các bác sĩ cho biết anh phải cưa cả hai bàn tay. Hiện tại, anh Tuấn đang được chăm sóc và theo dõi đặc biệt tại Khoa Chấn thương và Chỉnh hình, bệnh viện tỉnh Quảng Trị tại thị xã Đông Hà.

Theo bí thư Đoàn Thanh niên xã Hải Thọ, anh Tuấn còn có hai người anh cũng bị chết trong một tai nạn bom mìn vào năm 1992, với nguyên nhân tương tự. Vụ tai nạn này là một lời cảnh báo về nguy cơ chết người từ việc thu nhặt vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh. Theo một khảo sát về về những người thu nhặt phế liệu chiến tranh ở miền Trung được thực hiện bởi Dự án RENEW, Quỹ Cứu trợ Nhân dân Na Uy (NPA), và UNICEF, thì hầu như tất cả những người thu nhặt phế liệu đều biết về hiểm hoạ mà họ phải đối mặt khi thực hiện những công việc nguy hiểm như thế. Tuy nhiên, do áp lực về kinh tế, họ vẫn tiếp tục tìm và cưa, cắt bom mìn để lấy phế liệu. Nghèo đói là nguyên nhân cơ bản làm cho tình trạng này vẫn tiếp diễn, mặc dù các thảm kịch vẫn thường xảy ra, mặc dù đã có rất nhiều các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về hiểm hoạ bom mìn, và thậm chí pháp luật hiện hành cũng không công nhận việc tháo gỡ bom mìn để bán phế liệu.

Kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975 cho đến nay, thu nhặt phế liệu chiến tranh là nguyên nhân dẫn đến 34% tổng số tai nạn bom mìn trên cả nước – hơn một phần ba tổng số 104,000 nạn nhân bị chết và bị thương do bom mìn và vật nổ còn sót lại. Một lượng rất lớn các vật liệu chưa nổ vẫn còn khắp nơi tại các tỉnh miền Trung Việt Nam, cùng với đói nghèo, nguyên nhân chính dẫn đến cái nghề nguy hiểm này, và cùng với một thực tế có thể thay đổi bằng việc các biện pháp can thiệp mạnh từ chính quyền Việt Nam, từ các nhà tài trợ và từ các tổ chức phi chính phủ.

Loading