Home > Tin tức > Bắt đầu hành trình lồng ghép môi trường trong khắc phục hậu quả bom mìn

Bài viết này ban đầu được đăng tải bằng tiếng Anh trên website CEOBS ngày 8/1/2020. Bản dịch tiếng Việt sau đây do Ngô Xuân Hiền thực hiện.

Mọi người cần đóng vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường – và cộng đồng khắc phục hậu quả bom mìn không là ngoại lệ.

Linsey Cottrell và Kendra Dupuy (trái qua phải) với đội rà phá bom mìn toàn nữ của NPA tại tỉnh Ratanariki, Campuchia

Bắt đầu một vai trò mới nào bất kỳ có thể là một viễn cảnh khó khăn, đặc biệt khi bạn chuyển sang một lĩnh vực mới. Trong blog đầu tiên của họ, Kendra Dupuy và Linsey Cottrell tường thuật về các chuyến thăm thực địa đầu tiên của mình và những suy nghĩ ban đầu về các thách thức phía trước khi họ bắt đầu một dự án phối hợp sáng tạo để cải thiện bảo vệ môi trường xuyên suốt các chương trình khắc phục hậu quả bom mìn của Tổ chức Viện trợ Nhân dân Na Uy.


Quan điểm mới về thách thức của thời đại chúng ta

Giữa hai người, chúng tôi có kinh nghiệm kết hợp 35 năm làm việc trong lĩnh vực môi trường nhưng khi chúng tôi đảm nhận vai trò mới mùa hè này, cả hai đều nhận thấy rằng đây là những vị trí duy nhất và đầy thách thức. Tính bền vững và môi trường chưa bao giờ được thảo luận sôi nổi như vậy trong chương trình nghị sự toàn cầu và điều rất quan trọng là mọi lĩnh vực cần làm những gì có thể để đáp ứng các mối đe dọa mà sự thay đổi và suy thoái môi trường gây ra cho cộng đồng và hệ sinh thái. Lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn cũng phải làm phần việc của mình.

Cả hai chúng tôi tham gia dự án với các chuyên môn về môi trường rất khác nhau nhưng chúng tôi tin rằng đây sẽ là lợi ích thực sự. Đối với Kendra điều này có nghĩa phát huy kinh nghiệm của cô ấy trong tư cách cố vấn chính sách và nhà nghiên cứu về quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở các nước có thu nhập trung bình và thấp bị ảnh hưởng hoặc đang hồi phục từ xung đột vũ trang. Cô ấy cũng hy vọng sẽ tích hợp các quan điểm cô ấy có được từ việc nghiên cứu về lồng ghép giới trong khắc phục hậu quả bom mìn.

Trong khi đó Linsey mong đợi kinh nghiệm thực tế phong phú từ lĩnh vực tư vấn môi trường sẽ đem lại hữu ích. Điều này gồm có các dự án cho các khách hàng công nghiệp, quốc phòng và thương mại, và các vấn đề từ chất lượng đất, đến quản lý môi trường và giảm thiểu rủi ro môi trường.

Đi thực địa

Trong tháng 12 này, chúng tôi bước ra khỏi việc lập kế hoạch tại văn phòng để thực hiện nghiên cứu thực địa đầu tiên của mình, thăm các hoạt động hiện trường của NPA tại Campuchia và Việt Nam. Chúng tôi đã ở đó để gặp gỡ thành viên đội NPA, nói chuyện với đối tác NPA và các bên liên uqan khác và xây dựng sự hiểu biết của mình về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn. Chúng tôi cần hiểu các vấn đề môi trường mà lĩnh vực đang đối mặt, làm thế nào để giải quyết chúng và, ở đâu có thể được, cố gắng xác định các cơ hội để tăng cường môi trường trong cộng đồng tại đó NPA hoạt động.

Ở Campuchia, NPA đang hỗ trợ Cơ quan Hành động Bom mìn Campuchia (CMAA) dự thảo tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc gia lần đầu tiên của họ để bao gồm quản lý môi trường. Với việc thực hiện được lập kế hoạch cho năm 2020, sẽ là hữu ích để theo dõi tiến độ về tuân thủ và điều này có thể ảnh hưởng ra sao đến các thông lệ hoạt động hiện tại trên cả nước. Tại tỉnh Ratanakiri, chúng tôi chứng kiến các kỹ thuật Khảo sát Dấu vết Bom chùm và việc sử dụng chó rà mìn, cùng với máy bay không người lài khảo sát khu vực khẳng định nguy hiểm để lập kế hoạch nhiệm vụ chi tiết, tất cả đang hỗ trợ để tập trung các nguồn lực của NPA có hiệu quả hơn ra sao. Điều này giúp cải thiện tính hiệu quả và vì thế gián tiếp giảm thiểu tác động cho môi trường thông qua hạn chế tối đa thời gian dành cho triển khai hoạt động hiện trường. Nhóm Canada-Campuchia – Demine Robotics – cũng đang thử nghiệm đội mày đào mìn robot đối với bom chùm ở Ratanakiri sau chương trình phát triển 4 năm. Chúng tôi vui mừng nghe về thử nghiệm thành công của họ. Cũng như xem xét để tăng tính hiệu quả tại hiện trường, điều này cũng có thể đem lại ích lợi môi trường với việc phá hủy bom mìn tại khu vực được chỉ định.


Giải phóng mặt bằng thực vật bằng tay hiện đang được thực hiện trên một đồi thông và giữa các ngôi mộ (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam)

Tại Việt Nam, chúng tôi đến thăm tỉnh Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị, là nơi bị ném bom nặng nề nhất trong thời gian chiến tranh. Tại đây chúng tôi quan sát thử nghiệm hai công nghệ mới. Công nghệ đầu tiên là hệ thống Bearcat điều khiển từ xa để giải phóng thực vật, cái mà một lần nữa có thể dẫn đến tiết kiệm thời gian và cải thiện an toàn trong việc chuẩn bị hiện trường rà phá. Lý tưởng nhất là nên dọn sạch thảm thực vật càng ít càng tốt, với các đội lập kế hoạch cần dọn dẹp bao nhiêu để cho phép khu vực hoạt động hiệu quả và an toàn và việc dọn thảm thực vật nên được làm bằng máy hoặc bằng tay.

Công nghệ thứ hai là hệ thống dò tìm cảm biến kép Scorpion, trong đó sử dụng cảm ứng điện từ, từ kế tổng trường và GPS chính xác để cho phép các đội rà phá hiện trường phân biệt rõ hơn bom đạn thật và các mảnh kim loại, lần nữa dẫn đến các thông lệ làm việc hiệu quả hơn.

NPA Việt Nam đã và đang suy nghĩ sâu rộng hơn về làm thế nào họ có thể tác động, hỗ trợ hoặc kết nối với các đối tác địa phương về các dự án môi trường cho cộng đồng địa phương. Các ý tưởng ban đầu gồm có các cơ hội hỗ trợ tăng trưởng trong các ngành nghề thủ công truyền thống có lồng ghép cơ hội việc làm cho phụ nữ địa phương; việc trồng cỏ bang – một vật liệu thủ công bền vững; và sản xuất một sản phẩm mà đó là một thay thế bền vững cho các sản phẩm từ nhựa. Sẽ cực kỳ hữu ích để nghe về các cơ hội khác và các ý tưởng mà nhân viên NPA và đối tác của họ có thể có và chúng sẽ được phát triển ra sao.

Tiếp theo ở đâu?

Chúng tôi sẽ dùng kiến thức thu nạp được từ chuyến đi đầu tiên này để lên kế hoạch và xây dựng các chuyến thăm tiếp theo đến một vài quốc gia nơi NPA hoạt động. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc khám phá những khác biệt và trở ngại khu vực có tiềm năng, và chúng tôi sẽ lập tài liệu các thông lệ tốt hiện đang diễn ra và, là kiến thức chia sẻ có liên quan để tăng cường chúng. Chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ lớn từ nhân viên NPA trên hiện trường và chúng tôi mong tiếp tục nhiệm vụ phía trước.

Rõ ràng là một điều mà toàn bộ lĩnh vực cần xem xét là tác động của biến đổi khí hậu, điều mà chỉ đang đến qua hệ thống của nó. Một trong những thách thức sẽ là phải hiểu và xác định tại đâu và như thế nào biến đổi khí hậu có thể tác động khu vực nơi chúng ta làm việc. Điều này sẽ đặc biệt khó khăn ở các nước mà chưa hoàn thiện dự báo biến đổi khí hậu của họ hoặc xác định khu vực nào có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất trong 5 đến 10 năm tới. Dĩ nhiên, tác động của biến đổi khí hậu thay đổi theo khu vực, nhưng cho dù là lượng mưa tăng, lũ lụt, nguy cơ sạt lở đất, nhiệt độ cao trong mùa hè, hạn hán hoặc xói mòn đất tăng, các hiện tượng này có thể ảnh hướng đến hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, nguy cơ cho cộng đồng và làm thế nào chúng ta cần làm việc để giảm thiểu chúng.

Chúng tôi xin cảm ơn NPA Campuchia và NPA Việt Nam vì đã hỗ trợ rất nhiều cho các chuyến thăm đầu tiên của chúng tôi. Thật tuyệt vời khi lắng nghe ý tưởng của các bạn và được đáp ứng với sự tích cực và lòng nhiệt tình lớn khi chúng tôi khám phá làm thế nào để lồng ghép bảo vệ môi trường.

Kendra Dupuy là Cố vấn Môi trường Cao cấp tại NPA, Linsey Cottrell là Cán bộ Chính sách Môi trường của CEOBS. Dự án phối hợp của chúng tôi được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Na Uy.

Loading