Khe Sanh, Quảng Trị (15-4-2014)
Người uống cà phê yêu thích cà phê Arabica của Việt Nam được trồng tại Khe Sanh, một chiến trường xưa ở tỉnh miền Trung Quảng Trị. Nhưng họ có thể không biết rằng để trồng ra một trong những hạt cà tốt nhất của Việt Nam, nông dân bản địa đối mặt với một di sản chết người của bom mìn cho dù cuộc chiến đã kết thúc gần 40 năm trước. Hôm thứ Hai 14-4, di sản đó lại gây hậu quả.
[clear]
Tại một rẫy cà phê gần sân bay Tà Cơn, tên Việt Nam cho căn cứ tác chiến Khe Sanh của quân đội Mỹ, một tiếng nổ lớn làm bị thương nặng một thanh niên Vân Kiều lúc 3 giờ chiều hôm thứ Hai. Hồ Lây đang làm việc cùng với anh trai đào hố, chuẩn bị trồng mới cây cà phê. Người thành niên 21 tuổi này phát hiện một quả đạn. Anh ấy nhặt lên và kêu anh trai, Hồ Văn Linh, đang làm việc ở cách đó một khoảng ngắn.
“Tôi nghe em trai kêu tên mình, hỏi tôi đó là quả gì,” Linh nói. “Tôi thấy nó bắt đầu ném quả đó về phía tôi, ngay khi đó quả đạn nổ trong tay nó.” Linh nói anh nghĩ đó là một quả đạn M79, còn được biết đến là lựu phóng 40mm. Cùng với bom bi, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tại tại nạn thương tích ở Quảng Trị kể từ năm 1975.
Linh và người nhà dùng xe máy chở Lây đến bệnh viện huyện Hướng Hoá. Sau khi được cấp cứu, Lây được chuyển lên bệnh viện đa khoa Quảng Trị ở thành phố Đông Hà để điều trị đặc biệt.
Hướng Hoá có gần 5000 hec ta trồng cà phê, sản xuất ra 97% tổng sản lượng của toàn tỉnh. Theo Báo cáo Cà phê Thường niên 2013 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Quảng Trị đứng thứ tám trong các tỉnh sản xuất cà phê, với một diện tích lớn cà phê đang trồng.
Đối với nhiều gia đình dân tộc thiểu số mà chủ yếu kiếm sống bằng nghề làm rẫy, cà phê là chìa khoá thoát nghèo. Một số hộ bắt đầu nhiều năm trước giờ có thu nhập và trở nên khá giả. Nhiều người khác, như gia đình Linh, muốn noi theo cho dù thị trường cà phê có nhiều biến động.
“Chú của tôi từng trồng cà phê ở đây nhiều năm trước nhưng thất bại,” Linh nói. “Giờ bọn tôi muốn thử vận may lần nữa, vì biết giá cây cà phê con chưa bao giờ rẻ như năm nay. Bọn tôi có trồng ngô và đậu”, anh nói, “nhưng chỉ là vụ mùa ngắn hạn thôi. Cà phê là lâu dài và cho thu nhập tốt hơn.”
Linh và em trai mình, tốt nghiệp cấp 3 cách đây hai năm, có kế hoạch trồng khoảng 800 cây khi mùa mưa đến Khe Sanh khoảng 2 tháng tới. Tuy nhiên nỗ lực thoát nghèo của họ bị đổ vỡ ngày hôm qua vì một quả đạn, và em trai Lay giờ sẽ phải sống với khuyết tật mãi mãi.
Mặc dù cà phê thế giới sụt giảm, Khe Sanh vẫn là một thị trấn cà phê sôi động, và các khu vực sản xuất cà phê đang mở rộng. Cung cấp kiến thức về bom mìn và hướng dẫn an toàn cho nông dân trồng cà phê là cần thiết trong bối cảnh hầu hết đất đai chưa được rà phá. Người dân Khe Sanh, vốn đã chịu đói nghèo và nhiều bất lợi, muốn cải thiện hoàn cảnh và khẳng định mình là công dân tốt, kiếm sống lương thiện. Để được vậy, họ phải được trao kiến thức và công cụ để an toàn, và để báo cáo phát hiện bom mìn.
Anh trai của Lây như nhiều người trồng cà phê khác có biết chung chung về loại đạn làm Lây bị thương. Linh đoán đó là quả M79. Tuy nhiên hai anh em chưa hề được hướng dẫn về nguy cơ bom mìn, cách phòng tránh tai nạn và làm thế nào để báo cáo phát hiện bom mìn cho đội lưu động đến xử lý an toàn.
Trong vòng năm năm qua, ít nhất đã có sáu người trồng cà phê bị thương do bom mìn ở xã Hướng Tân. Cũng tại thôn Trằm, một vụ nổ trong tháng 2 năm 2010 làm bị thương 4 thanh niên trong khi đang làm cỏ cà phê. Vào tháng 10 năm 2012 một cậu bé 17 tuổi bị cụt chân trong khi trồng cà phê ở thôn Ruộng.
===================================
Dự án Phục hồi Môi trường và Khắc phục Hậu quả Chiến tranh
Làng Trẻ em trên hết, 185 Lý Thường Kiệt, Đông Hà, Quảng Trị
053 3858 445 tel / 053 3858 442 fax
projectrenewvietnam@gmail.com / www.landmines.org.vn
Ngô Xuân Hiền, Quản lý Truyền thông và Phát triển, 0915 352 565 mobile
Email: ngoxuanhien@gmail.com